Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012

Mực in date , muc in date , ruy băng in date , ruban in date , mực nhiệt , mưc nhiệt in date , muc nhiet ,muc in dung moi, mực in dung môi, muc in date, mực in date, muc in cong nghiep, mực in công nghiệp, muc in phun, mực in phun

ĐÓNG GÓI CHÍNH LÀ NHÂN TỐ LÀM CHO BAO BÌ TRỞ NÊN HOÀN  HẢO

Đóng gói chặt khi đầy là nhân tố quan trọng nhất và là mục đích của việc đóng gói. Tuy nhiên, cụm từ “ tight” không có ý nghĩa ghì trong cách này nhưng ý nghĩa được quyết định ở chức năng đóng gói và những đòi hỏi đặc biệt của từng việc đóng gói tương ứng. Việc bao bọc này giống như như việc ngăn không khí vào và giữ  hương vị của sản phẩm như thuốc tây hay cà phê.

Nguyên vật liệu được sử dụng ảnh hưởng lớn tới khả năng đóng gói kín của bao bì. Từ khi xuất hiện các nguyên vật liệu có liên quan thì có rất nhiều số liệu có sẵn liên quan đến tính chất bảo vệ. Bảng thứ nhất cho thấy sự di chuyển những đặc tính loại màng  đến không khí và hơi nước.

Bao bì được đóng gói bằng cách sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Điều này liên quan tới những đòi hỏi của mực in trong phạm vi của những phương pháp đóng gói quan trọng nhất.


Hàn có nghĩa là gắn dính những nguyên vật liệu lại với nhau bằng cách dùng áp suất và nhiệt. Những mẫu tiêu biểu là những gói làm từ màng PE như  những loại sản phẩm sữa hay sản phẩm cần an toàn vệ sinh cũng như cũng những bao bì dùng trong siêu thị. Hàn seal thường được tiến hành không phải như cắt nguyên liệu mà là thường sử dụng những dây điện nhiệt cùng một lúc và cắt phim.

Mực in phải chống lại sức nóng chuyển tải trong thời gian hàn seal trong khi không dính vào dụng cụ hàn vì việc hàn dính thường diễn ra tại nơi phần in. Có thể mực in tràn vào phần màng nóng chảy nhưng không ảnh hưởng gì đến độ bền mối hàn. Cho nên rất cần thiết để chọn một loại mực thích hợp mà không ảnh hưởng đến độ chắc của vết hàn.

 
QUÁ TRÌNH SEAL     
Hàn miệng túi có nghĩa là sự kết nối của những vật liệu  bao bì khác nhau dưới sự trợ giúp của một dụng cụ thích hợp. Những đòi hỏi về  mực in phụ thuộc vào dụng cụ dùng cho việc hàn.

Trong qui trình này thì những lớp màng được hàn với sự trợ giúp của một dụng cụ nhiệt dược hoạt hóa, dụng cụ này thường có hiệu quả trong một vết hàn chặt.  Có thể xảy ra trục trặc do tác dụng của nhiệt lên màng và mực, vì dụng cụ để hàn phải được làm nóng chảy trước khi nó hoạt động. Vì nhiệt độ được thay đổi khi sử dụng một dụng cụ hàn bên ngoài nên nó mất một chút thời gian để đạt được nhiệt độ như mong muốn để hoàn thành. Tốc độ truyền nhiệt được quyết định bởi hệ số truyền nhiệt, độ dày và độ chịu nhiệt của nguyên liệu bao bì. Khi hai yếu tố  đầu cố định hơn hay ít biến động hơn thì thời gian tiếp xúc và tốc độ kết dính được thay đổi bởi nhiệt độ giữa dụng cụ hàn và môi trường hàn. Tuy nhiên  hoạt động này được giới hạn bởi. Độ nhạy của vật liệu (độ co) và mực in (dính vào dụng cụ). Tùy thuộc vào môi trường hàn mà có những kỹ thuật hàn nhiệt khác nhau.



Thông thường lớp bên trong của màng được sử dụng như một mội trường hàn. Ví dụ với màng PET, màng nhôm và màng PE dát mỏng nhưng ngay cả màng CPP hay OPP cũng thích hợp. Với loại màng này có  gía trị hàn nhiệt cao đạt tới 50N/15mm có thể dùng tốt. Mực in phải hòa hợp với qui trình sản xuất  phức hợp cùng thời điểm để đạt tới giá trị cần thiết. Ngoài ra sự phức hợp này phải cho thấy khả năng hàn và không dát mỏng dươí tác động của nhiệt độ. Trong trường hợp cụ thể thì các dòng chảy nhỏ xảy ra do tác động của nước hay hơi nước cần phải được ngăn chặn. Vấn đề thường xảy ra với vết nối khi niêm  do sự di chuyển của nước hay alcon dọc đường cắt. Một điều kiện tiên quyết quan trọng để tránh vấn đề trên là sự điều chỉnh màu chính xác của mực với hổn hợp tương ứng và chất phụ gia được sử dụng. Sự chọn lựa kết hợp thành phần không phù hợp sẽ gây nên việc không dát mỏng ở khu vực bìa màng. Việc sản xuất một mẫu của hổn hợp được xem là yếu tố quyết định đặc điểm tương ứng cho sản phẩm có chất lượng cao. Flint-Schmidt cho ta một hệ thống mực để sản xuất những hổn hợp cụ thể (bảng 2).

 Cho tất cả những sự kết hợp này thì một hoặc hai loại mực trắng trong là được. Thường thì hổn hợp có giá trị cao hơn thì sử dụng hợp chất mực trắng hai thành phần chất mà còn được xem như một lớp bảo vệ chống thâm nhập.

Màng hàn đơn:
Hầu hết màng polypopylene được đẩy ra thêm có nghiã là một vài lớp màng được sản xuất cùng một lúc và được ghép  vào chung trong một hổn hợp đa phần. Ít nhất một lớp màng bên ngoài hoạt động như lớp màng hàn.  Đặc điểm đặc biệt như nhiệt độ nóng chảy và hàn nhiệt của nó có thể được điều chỉnh một các độc lập với các lớp màng khác.

Trong những năm gần đây mực gốc nước đã đạt được vị trí quan trọng trong lĩnh vực in trang trí và in giấy trên tường như trong in nhãn và in lót.

Việc dùng mực gốc nước cho in bao bì thì ít hơn nhiều, đây là lĩnh vực mà mực dung môi chiếm ưu thế. Tuy nhiên ngành công nghiệp in  đang cho thấy xu hướng dùng mực gốc nước để làm bao bì  như bao bì cho thực phẩm chất lượng cao, dược phẩm, mỹ phẩm và thuốc lá.

Lý do theo khuynh hướng này là do sự thuận tiện rõ ràng của hệ thống mực gốc nước, chất mà có thể thay đổi dễ dàng chất khí dư thừa trong mực mà không cần sự tinh lọc tốn kém, làm giảm bớt sự dư thừa dung mội trong trong thành phẩm, làm giảm nhu cầu an toàn cho  công trình trong qúa trình vận hành của mực, làm giảm rủi ro đối với sức khỏe cũng như nâng cao mặt tích cực trong tính chất của mực nước. Sự bất tiện thể hiện ở chổ là làm giảm tốc độ sản xuất do thời gian khô lâu, tiêu thụ nhiều năng lượng cho việc khô mực, đậc tính in kém và đôi khi khả năng chịu nhiệt thấp trong thành phẩm khi dùng mực nườc.  Đồi với những đòi hỏi về in bao bì có dùng mực nước thì cần thiết tạo nên những đặc tính phù hợp với khuôn in.Điều này rõ ràng rất là quan trọng do  sự khác biệt cơ bản giữa mực gốc nước và mực dung môi.

THÀNH PHẦN CỦA MỰC GỐC NƯỚC DÙNG TRONG IN ỐNG ĐỒNG.
Cụm từ gốc nước được tạo ra và sử dụng rộng rãi một thuật ngữ kỹ thuật. Mặc dù nó là một cụm từ rất ngắn gọn nhưng nó không nói hết tính chất vì có một vài định nghĩa về nó như sau:

-Có nghĩa là mực dược làm dày lên bằng nước và không có dung môi.
-Là mực mà trong đó dung môi chỉ chiếm 35 %
-Là mực mà dung môi chiếm tối đa chỉ 5%.
-Là mực mà dung mối chiếm thấp hơn 1%.

Trong lúc này thì htì người sản xuất và người dùng mực để in thì theo định nghiã gốc nước là dung môi không qúa 5%. Theo nguyên lý thì mực in gốc nước có cấu trúc giống như mực dung môi vì trong hai loại mực thì bột màu dược sử dụng như:

-Bột màu vô cơ cho màu đen.
-Titan dioxi cho mực trắng.
-Bột kim loại cho  vàng hay bạc.
-Bột mờ cho những hiệu ứng màu đặc biệt.
-Bột màu tổng hợp như bột ganic Azo hay bột polycyclic dùng cho màu trung.

Trong trường hợp cụ thể màu sắc hòa tan thì được sử dụng. Tuy nhiên do đặc tính bền sáng thấp nhưng không thành vấn đề. Khi bột màu không có khả năng bám chặt nền, tác nhân kết dính  cần phải có để  kết dính lớp mực và cho nó bám chặt lên nền. Những tác nhân  này là:

-Sản phẩm tự nhiên như: dầu hạt lanh hay nhựa thông.
-Nhựa bán tổng hợp giống như chất nitrocellulose.
-Nhựa tổng hợp như nhựa acrylate, nhựa cetone và polyurethan.

Do tác nhân kết dính trong trạng thái đặc nó cần phải được phân hủy. Vì thế tác nhân kết dính cùng dung môi đều là chất trung gian của bột màu I phân tán.

Trong lĩnh vực in bao bì thì ethanol và ethylacetate là hai dung môi chủ yếu được sử dụng. Trong khi nước là dung môi chính trong mực gốc nước. Để làm dịu sự  tán sắc  do đòi hỏi chính của một vài phụ gia có sẵn như :

-Đánh sáp để tăng sự mài mòn cũng như chống lại trày xước.
-         Các tác nhân làm mềm khác.
-         Dầu nhớt
-         Các nhân tố  phụ
-         Tác nhân chống tĩnh điện.
-         Tác nhân làm ẩm và chống bọt.

-Trong qúa trình làm khô thì dung môi bốc hơi và các thành phần khác của lớp mực đông lại. Rõ ràng rằng lớp mực này không cho thấy khả năng chịu nhiệt đối với những dung môi được sử dụng để pha chế mực. Tuy nhiên dung môi hữu cơ như như Ethanol và Ethylacelat thì không sử dụng phổ biến cho nên thiếu độ chịu nhiệt thì thật tình không phải là một nhược điểm gì cả̀.
-Điều này hoàn toàn khác với mực gốc nước bởi vì mực gốc nước cần phải có khả năng  chịu nước khi chất lỏng và chất chống nước đông lại. Nghịch lý này chỉ được khắc phục khi sử dụng các hóa chất.

-Dung dịch amoniac hay chất hữa cơ amin được thêm vào công thức của mực. Người ta trung hòa một vài axit có trong nhựa để tạo nên bọt nhựa nước. Trong qúa trình làm khô không chỉ hới nước bốc hơi mà còn mùi amoniac độc và mùi của amin cũng  thoát ra để lại một lớp mực in  chứa bột màu và chất phụ gia bám chặt vào bề mặt.

-Vấn đề trung hòa của axit nhựa thì có thể thay đổi được lúc thành phẩm. Kết qủa là sản phẩn sau khi được in lại có khả năng chống thấm n7ưóc nhưng không có khả năng chống amoniac hay amine và các chất xúc tác alcolic khác.

-Điều này gây cản trở vòng tuần hoàn của sản phẩm được in bằng mực nước. Sự khác biệt giữa các thành phần của mực gốc nướv và mực dung môi được thể hiện trong bảng.

-Trái ngược với mực  dung môi thì mực nước ít cần độ dày hơn để đạt được độ bóng yêu cầu. Trung bình thì mực nước một số lượng tương đương dung môi như mực gốc. Tuy nhiên mực gốc nước cần khoản 30% nước để làm mỏng và thường cần nhiều bột màu và chứa nhiều chất đặc hơn là mực dung môi. Chính vì thế mà mực gốc nước cần một khuôn in được khắc phù hợp.

-NHỮNG ĐÒI HÒI PHẢI CÓ Ở MỘT KHUÔN IN

-Những đòi hỏi cho việc in bảng kẽm dùng mực nước thì tương tự như mực dung môi. Độ bám chặt của mực và khả năng khô la quan trọng nhất. Mực gốc nước phải cho thấy khả năng đáp ứng nhu cầu về  mặt in bóng phẳng ở tốc độ sản xuất cao và làm giảmđộ dày của lớp mực.

-Tốc độ in cao nhất có thể đạt được phụ thuộc vào tốc độ khô của mực. Mặc dù khả năng cuả máy in nghệ thuật phù hợp cho chế biến mực gốc nướ, nhưng sự điền chỉnh nhiệt độ khô liên quan tới vết nhăn trên bề ngang của màng phải được cân nhắc kỹ. Tăng tốc độ thì đòi hỏi tăng nhiệt độ để đạt được mức độ khô hiệu qủa trong thời gian ngắn hơn lúc bề mặt đi ngang qua máy làm khô. Bởi vì  nước bốc hơi ba lần ít hơn so với Ethoxypropanol và do nhiệt độ khô không thể đạt đến mức không có hạn nên  cách thức khác phải được tìm ra để tăng tốc độ khô của mực gốc nước.  Một phương thức thường được dùng nhất là việc giảm bớt mực di chuyển, vấn đề này có thể thực hiện được với sự trợ giúp của máy in sắc sảo hơn là những thứ mà dùng với mực gốc nước. Bằng cách này thì không chỉ  thì không chỉ số lượng số lượng nước bị bốc hoi gỉa đi mà còn dợ dày của mực cũng giảm theo. Điều này làm thỏa mãn đòi hỏi về  tốc độ sản xuất cao nhất có thể với độ dày của mực thấp nhất. Mực gốc nước cho nhiếu sắc tố hơn là mực dung môi loại mà cần thiết để đạt được độ đông đặc mực theo yêu cầu.

-Khuôn in mà có góc in 140o cho đến 150o thì tốt nhất cho in mực gốc nước. Tùy theo người sử dụng và người sản xuất thì không cần những tấm màng mỏng, vì thế màng dày qui ước 70 và 80cpi là được sử dụng. Khu vực đông đặc thì nên được khắc bằng vết cắt lớn và ô nhỏ. Khung in được làm từ qui trình think-boomrang thường có độ sâu của ô từ 12 đến 14 micron (cao nhất là 15 micron) và ô phẳng và dốc được trán bịt lại để đảm bảo điều kiện tố nhất mực chảy. Trong trường hợp này thì  những ô sáu cạnh được khuyên nên dùng nhất.

-Đặc tính thoát hơi của mực là rất quan trọng khi sử dụng loại mực nước. Mực dung môi dùng trong in bản kẽm có độ căn bề mặt từ 25 đến 29nN/m không cần thêm phụ gia ẩm. Chính vì thế  mà họ luôn duy trì khung in có độ ẩm tốt. Nước nguyên chất có độ căng bề mặt khoảng 72Nn/m và có thể điều chỉnh giảm bằng cách cho thêm vào chất xúc tác ẩm không bọt để đạt tới 33nM/m. Tuy nhiên đặc tính ẩm thấp hơn của mực gốc nước có được do kết quả của việc in chậm hơn và có vằn. Nếu xem xát kỹ việc này thì khung in phẳng với ô nhỏ hẹp thì được xem là tốt nhất bởi vì góc nhọn mở rộn của ô ba chóp thuận tiện cho mực thoát ra. Hơn thế nữa những ô có vách ngăn nhỏ cũng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho dòng chảy của ô vách mặc dù  đặc tính ẩm thấp của mực gốc nước tác nhân đưa đến khả năng in nhẵn.

-  Dựa vào những yếu tố nêu trên thì những chấm nhỏ trên bề mặt không phẳng thường xảy ra nhiều hơn đối với mực gốc nước. Để tối thiểu hóa hay loại trừ những đặc tính in không tốt khi dùng mực gốc nước, việc hổ trợ của sơn tĩnh điện có thể dùng tới và khung in phẳng cần thiết trong lúc này.

-Mực in gốc nước dùng trong in bản kẽm có xu hướng nổi bọt vì thế nó có bổ sung thêm thành phần chống nổi bọt. Những giọt li ti này xảy ra do những túi khí  ở đáy của các ô nhỏ và làm hư thành phẩm. Những ô với những gốc mở rất rộng phát sinh ra do bản khắc hình thoi 140o hay 150o, việc  xuất hiện số bọt khí ít hơn khi không khí thấm ra tốt hơn trong thời gian tái lọc cho thấy nguyên nhân do những điểm của cấu trúc hình học của những khe.  Số bọt nổi này cũng có thể giảm được nếu sử dụng hệ thống in  nhanh phù hợp bằng hệ thống hoạt động. Độ sâu nhất của vách trong trục đối với sự lưu thông của mực giữa trục và máng mực cũng như sự chọn lựa hệ thống bơm phù hợp, việc cắt giảm dòng lưu thông của mực và các nhỏ giọt mực có độ cao thấp hơn của mực gốc nước trả lại ống mực là các nhân  tố góp phần quan trọng trong việc giảm bọt nổi.

-Ngoài việc chọn lựa cấu trúc hình học phù hợp nhất của vách và màng của khung in thì độ sâu của các  vết gồ cũng cần được xem xét tới. Do sắc tố cao của mực in ốc nước thì bề mặt gồ ghề hơn có thể dẫn tới một sự thay đổi không mong đợi. Nói chung mực gốc nước trong phạm vi không in của khung thì khô ráo cùng thời gian mà trục xoay từ bộ phận lưỡi giao tới nút in. Vì thế trong ngững khu vực này không có sự di chuyển dòng mực in xảy ra. Tuy nhiên đây không phải là trường hợp đối với mực gốc nước bởi vì nước bốc hơi chậm hơn nhiều so với dung môi thông thường.

-NÉT ĐẶC BIỆT CỦA QUI TRÌNH

-Đây là hai ví dụ về những đặc điểm nổi bật và những vấn đề của khuôn in đối với mực gốc nước.
·        Vệ sinh bộ phận những ống trục và phụ tùng in. Do các thành phần của mực in gốc nước  thì việc vệ sinh các trục và phụ tùng  thì rất khó khăn bởi vì mực khô bám chặt vào bề mặt rất mạnh và khó khăn lắm mới làm sạch được chúng. Mực gốc nước đông rất nhanh trong khi máy ngưng  bất chợt như lúc ngưng cuộn. Tùy theo từng loại mực mà việc làm sạch cần phải có các chất như dung dịch nước chứa amin, sút hay dung dịch tẩy phổ biến. Nói chung tất cả các chổ mà đông mực có thể xảy ra cần phải được hạn chế. Sau khi hoàn tất công việc in thì tất cả những  phụ tùng dính dáng tới  mực gốc nước thì phải được làm sạch ngay.
¨      Hệ thống làm sạch khác nhau do từng nghành công nghiệp đưa ra. Ngoài ra hệ thống siêu âm mà được chấp nhận rộng rãi thì có những qui trình làm sạch khác nhau như làm sạch bằng hóa chất, xịt khô bằng cách sử dụng natricarbonate. Tất cả các qui trình này cho ta những khả năng làm sạch từng phụ tùng bị dơ do mực in gốc nước.
¨      Quăn giấy mỏng khi in với mực in gốc nước. Giấy mỏng thường bị nhăn khi in bằng mực in gốc nước.Việc này có thể khắc phục bằng cách dùng  vẹcni chống nhăn giấy. Tuy nhiên trong lúc đó mực đã có sẵn và không gây nhăn giấy do thành phần thích hợp của nó.
 
Bởi vì chi tiết cụ thể bên trong của kỹ thuật in được nêu ra trong mục này nên rất cần thiết để hiểu được bằng cách nào thay đổi sang mực gốc nước cùng với những thay đổi về mã hoạt động trước đó của mực dung môi. Tuy nhiên đây chỉ  là  một phần của loại mực nước phức tạp vô hạn này.

Nói chung  mực gốc nước được xem như là môi trường hoàn chỉnh mặc dù trên thực tế việc sử dụng những mực này làm phát sinh một vài vấn đề trong khía cạch này.

¨      Sự tiêu hao năng lượng:
 Do đặc tính của mực in gốc nước nên cần nhiều năng lượng cần thiết để làm khô so với mực dung môi. Tuy nhiên nhìn chung  sự khác biệt thì không có giới hạn nhưng phụ thuộc vào những điều kiện hiện tại. Để duy trì mực gốc nước ở trạng thái hoàn chỉnh có thể thì năng lượng tiêu hao phải được giữ ở mức thấp nhất có thể.

¨      Sự điều chỉnh nước dư.
Do các đặc điểm của quá trình in bản kẽm như có số lượng mực ít nhất lưu chuyển trong chu trình bơm, số lượng mực nhiều quá hạn không thể tránh khỏi. Nếu mực không được sử dụng cho mục đích khác thì phải thanh lý ngay. Ngoài ra trong thời gian vệ sinh  các bộ phận hoặc phụ tùng của máy hay trong khi thay đổi mực thì nước dư thừa sẽ sẽ xuất hiện. Do lượng nước  lớn nên nước thừa này không thể được chưng cất hoặc nung bay hơi và vì thế phải được bỏ đi. Năm 1976 “ lệnh chưng cất nước “ đã đi vào hiệu lực tại Đức. Cấm hướng dẫn trực tiếp nước dơ không được chưng cất vào vận hành. Trong những năm gần đây một số qui trình đầu của việc làm trong nước đã rất phát triển đảm bảo vấn đề  tránh bỏ nước đi. Các qui trình quan trọng nhất là:
-Sự trung hòa.
-Sự kết tủa.
-Sự chưng lọc.
-Sự hấp thụ.




Hướng dẫn cách xem DATE ,NSX&HSD

http://congnghetriviet.vn/gl001/d2011e/6257/7386/Huong-dan-cach-xem-DATE-NSXHSD-.aspx
Hạn sử dụng là một trong những thông tin rất quan trọng mà người tiêu dùng thường phải tìm hiểu kỹ trước khi mua sản phẩm. Thế nhưng, hiện có rất nhiều sản phẩm lại thiếu hẳn thông tin này hoặc cách ghi nhập nhằng, lắt léo khiến khách hàng không biết đâu mà lần.

Chị Mai băn khoăn: “Không biết sản phẩm còn hạn dùng hay không, nhỡ người ta cho những tuýp kem hết hạn sử dụng vào một cái hộp giấy ghi hạn dùng còn 2 - 3 năm nữa thì làm sao khách hàng biết được. Trong khi đó, vỏ hộp giấy không dán tem niêm phong. Tôi nghĩ nhà sản xuất nên in hạn dùng cụ thể trên từng sản phẩm, cả hộp trong lẫn vỏ ngoài, vì những thông tin như thế này không bao giờ là thừa”.



Trường hợp hạn sử dụng không in trên vỏ những sản phẩm bên trong mà chỉ in trên bao bì, vỏ hộp bên ngoài xảy ra khá phổ biến, nhất là với thực phẩm chức năng, thuốc hay các hộp bánh kẹo.
Chẳng hạn như một hộp thực phẩm chức năng A.O. loại lớn gồm 30 gói bên trong có giá bán phổ biến trên 1,6 triệu đồng, nhưng hạn dùng chỉ in bên ngoài vỏ hộp, còn các gói bên trong cũng ghi rất nhiều thông tin nhưng lại vắng bóng hạn dùng.
Hộp Vitamin E loại 100% natural E – 200 iu của P.P. trên nhãn hiệu dán ở vỏ hộp (bằng tiếng Anh) có dòng chữ màu xanh ghi chỉ dẫn, thành phần, cách bảo quản, nơi sản xuất. Tuy nhiên, ngày sản xuất hay hạn sử dụng lại không có trong những dòng chữ chính thống này mà được in riêng ở một góc bằng loại mực đen dành trong photo văn bản, nếu lấy móng tay cạo có thể bị mờ. Bên cạnh đó, dưới đáy hộp hay trên nắp, không có dòng chữ nào ghi hạn dùng.
Chị C., ngụ ở ngõ 212 Kim Giang (Hà Nội), mua sản phẩm trên từ một người chuyên phân phối mặt hàng này cho biết, chị không hề xóa hạn dùng nhưng mới được hơn hai tháng mà dòng chữ này đã bị mờ tịt, khiến chị không nhớ nổi hạn dùng đến khi nào.
“Tôi có cảm giác đơn vị nhập khẩu hoặc phân phối tự ghi hạn sử dụng vào sản phẩm nên không yên tâm. Thông thường một sản phẩm có uy tín phải in ngày sản xuất/ hạn sử dụng dập nổi trên vỏ hộp và trên nhãn hiệu không quên chú thích dùng bao lâu sau ngày sản xuất hay hạn sử dụng xem trên nắp/ đáy hộp”, chị C. nói.
Ngoài những vấn đề trên, người tiêu dùng còn gặp phải nhiều trường hợp “dở khóc dở cười” với quy định ghi ngày sản xuất và hạn dùng trên sản phẩm.
Hiện rất nhiều mặt hàng có cách ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng phổ biến như sau: HSD: 18/24/30 tháng từ ngày sản xuất. NSX: xem trên bao bì sản phẩm. Tuy nhiên, lật khắp bao bì vẫn không thấy ngày sản xuất đâu. Nhiều khách hàng gặp trường hợp này nhưng nhìn hàng vẫn còn mới, lại đang vội nên vẫn "tặc lưỡi" mua vì cho rằng: “Hạn dùng cả 2 - 3 năm nên làm sao mà hết hạn ngay được”.
Bên cạnh đó, rất nhiều loại sản phẩm, nhất là mỹ phẩm, nước hoa hay thực phẩm, trên bao bì chỉ ghi ngày sản xuất, không ghi hạn sử dụng hay lưu ý sản phẩm dùng được bao lâu sau ngày sản xuất. Ở những trường hợp như thế, khách hàng chỉ còn biết “mặc định” nước hoa, mỹ phẩm dùng được khoảng 2 - 3 năm sau ngày sản xuất, còn thực phẩm dùng được 6 -18 tháng. Tuy nhiên, dù những “suy diễn” như vậy có thể đúng nhưng tâm lý khách hàng vẫn không yên tâm bằng nhà sản xuất ghi rõ ràng ngày sản xuất và hạn dùng trên từng sản phẩm.
Chị Nhâm, làm kế toán trưởng cho một công ty xây dựng ở Linh Đàm (Hà Nội), kể, mới đây chị ra một shop chuyên bán mỹ phẩm Hàn Quốc và có mua một lọ kem chống nắng cao cấp. Ở dòng chữ mà chị cho là ngày sản xuất có ghi: “MFG: 2010 03 18 36m”. Chị Nhâm băn khoăn không biết ngày sản xuất có phải là 18/03/2010, còn 36m là gì chị không rõ.

Theo chị Hảo, chủ gian hàng mỹ phẩm Hàn Quốc online trên diễn đàn lamchame.com (với nickname meNghé) và trên Enbac (với nickname Hảo Anh), cho biết, mỹ phẩm Hàn Quốc thông thường không ghi hạn sử dụng mà chỉ ghi ngày sản xuất trên vỏ hộp. Quy định ghi là MFG – năm – tháng – ngày (MFG là viết tắt của Manufaturing – ngày sản xuất). Sau đó, thông tin trên bao bì sản phẩm sẽ nói rõ hạn sử dụng là bao lâu sau ngày sản xuất. Thông thường hạn dùng là 2 - 3 năm, với son môi nước hay mascara mắt, hạn dùng có khi chỉ 6 tháng (sau khi mở nắp). Có một số hãng thì sẽ chú thích rõ phía sau ngày sản xuất các ký tự 24m hoặc 36m…, nghĩa là hạn sử dụng sau ngày sản xuất là 24 hoặc 36 tháng….
Chị Hảo cho rằng, khi các đơn vị nhập mỹ phẩm nước ngoài về phân phối trong nước thì phải dán mẫu giấy lên vỏ hộp ghi phần dịch sang tiếng Việt các thông tin có trên bao bì, trong đó không quên chú thích về hạn dùng để khách hàng yên tâm.
Mới đây, trên diễn đàn lamchame.com có một thành viên có nickname là thangco kể, một lần đi hội chợ tại Hà Nội vào cuối tháng 4, chị mua một lọ kem chống nắng của Nga. Khi về bóc miếng giấy ghi mức giá ra, chị thấy dòng chữ bị dán đè lên có nội dung “04_2010_235”. Các thông tin trên bao bì toàn ghi bằng tiếng Nga nên chị băn khoăn không biết lọ kem chống nắng còn hạn dùng không. Chị còn e ngại rằng có lẽ lọ kem đã hết hạn nên người bán mới dán giá đè lên đó.
Thật tình cờ, hai ngày sau, chủ gian hàng mỹ phẩm tại hội chợ trên, cũng là một thành viên của diễn đàn lamchame với nickname Luckybaby đã vào giải thích, mỹ phẩm Nga có hai cách ghi ngày sử dụng.
Một là ghi ngày hết hạn: trên phần đáy hộp sẽ in dập nổi ngày và dưới bao bì có dòng chữ giải thích sử dụng trước ngày ghi trên đáy hộp.
Hai là ghi ngày sản xuất: trên phần đáy hộp sẽ in dập nổi ngày và dưới bao bì sẽ ghi dòng chữ thời hạn sử dụng là bao nhiêu tháng.
Nhìn chung, cách ghi hạn sử dụng của sản phẩm hiện nay vẫn khiến khá nhiều người tiêu dùng lo ngại, thắc mắc. Thay vì ghi rõ ràng trên bao bì thành hai dòng ngắn gọn: 
NSX (ngày sản xuất) và HSD (hạn sử dụng), nhiều mặt hàng, sản phẩm lại có những quy tắc ghi rườm rà, nhập nhằng, lắt léo hoặc bỏ qua. Với các mặt hàng nhập ngoại, điều này có thể có một phần nguyên nhân từ quy định ghi nhãn hàng hóa của các nước trên thế giới. Tuy nhiên, thiết nghĩ các đơn vị nhập khẩu, phân phối cần phải chú thích lại rõ ràng hạn dùng để người tiêu dùng Việt yên tâm hơn khi mua hàng.